Thư viện Học viện Công giáo Việt Nam: Thần học

Bài viết về "Thần học"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thần học. Hiển thị tất cả bài đăng



PIÔ PHAN VĂN TÌNH STL-K4


Một Thiên Chúa siêu việt có thực sự chịu đau khổ không? Thiên Chúa vừa siêu việt, cao cả (x. Tv 145,3) vừa hiện diện nơi thâm sâu nhất của loài thụ tạo: “Nơi Ngài chúng ta sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,28). Thiên Chúa được gọi là “Cha”, vì là nguồn gốc đầu tiên của mọi sự, có uy quyền siêu việt, đồng thời là Đấng nhân hậu yêu thương mọi con cái như cha mẹ (x. GLHTCG 239). Trong mối thâm tình ấy, Thiên Chúa thật sự đau khổ khi gặp gỡ con người trong những kinh nghiệm về đau khổ của họ, Ngài đã đau khổ thật sự khi đi vào trong lịch sử con người qua chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Tính siêu việt của Thiên Chúa không hề mâu thuẫn với mối thâm tình giữa Ngài và loài thụ tạo.

1.1. Thiên Chúa là Đấng vượt trên con người và không bị tác động bởi những yếu tố con người. Nghĩa là, Thiên Chúa siêu việt bất biến bên trong tương quan của Ngài, điều đó thuộc về bản chất[1]. Thế nhưng, Thiên Chúa đã chịu đau khổ khi đi vào trong lịch sử con người. Ngài chịu đau khổ mà vẫn siêu việt bất biến giống như khái niệm vô cực dù thêm một giá trị số nào vẫn là vô cực. Phép toán vô cực cộng với vô cực cũng chỉ có một kết quả là vô cực. Thiên Chúa là Đấng siêu việt bất biến khi dấn thân vào trong lịch sử nhân loại, và biết đến đau khổ. Thiên Chúa siêu việt bất biến trong bản chất của Ngài và Ngài siêu việt quyền năng trong khả năng tự để mình liên lụy tới con người trong những đau khổ của họ (quyền năng trong việc thể hiện mối thâm tình).

1.2. Nếu Thiên Chúa không đau khổ thì Ngài không đi vào thực tại nhân sinh và cũng không thể hiện tương quan tình yêu trong chính Ngài như thần học gia J. Moltmann quả quyết: “Một Thiên Chúa không thể đau khổ thì còn nghèo nàn hơn cả con người. Vì một Thiên Chúa không có khả năng đau khổ là một hữu thể không thể có bất cứ dính líu tương quan nào. Đau khổ không thể ảnh hưởng đến Ngài…Nhưng Đấng không thể đau khổ thì cũng không thể yêu. Thế là Ngài là một hữu thể không tình yêu”[2]. Thế nhưng thực tế, Thiên Chúa siêu việt biết đau khổ khi đi vào tương quan với những con người chịu đau khổ. Thật vậy, Thiên Chúa từ bi nhân hậu không chỉ nhận biết con người đang gánh chịu đau khổ, nhưng trong sự liên đới, Thiên Chúa còn đi vào trong đau khổ như con người. Thiên Chúa đã đau khổ khi thấy người Do Thái đau khổ trong đất Ai Cập. Ngài đã hành động dấn thân vào lịch sử cứu độ khi kêu gọi Môsê giải thoát dân (x. Xh 3,7-10). Thiên Chúa cũng tỏ lộ chính mình, đặc biệt cho các ngôn sứ, là một Thiên Chúa đau khổ khi biết “thổn thức, bồi hồi” vì tội lỗi của dân Ngài đã chọn (Hs 11,8-9). Thiên Chúa đã thực sự đau khổ khi gặp gỡ và tỏ lộ nơi biến cố Thập giá.

1.3. Sự thật, Thiên Chúa đã chịu đau khổ trong mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô. Bởi vì, Thiên Chúa đồng cảm với những ai Ngài thương yêu đang chịu đau khổ nên đã ban Con Thiên Chúa xuống thế làm người (x. Ga 3,16). Trên Thánh Giá, không chỉ có Chúa Giêsu trải nghiệm sự vắng bóng của Thiên Chúa mà chính Thiên Chúa cũng đã chịu đau khổ khi mất đi người con yêu dấu nhất của Ngài. Dấu chỉ này cho thấy sự đau khổ đã hiện diện trong tương quan nội tại của Ba Ngôi, thần học gia Balthasar giải thích rằng sự chia cách (separation) và hợp nhất (union) của sự Kiện Vượt Qua (paschal event) được đặt nền trong sự chia cách và hợp nhất trong đời sống nội tại Ba Ngôi, mà nơi đó Cha, trong sự sinh ra Con, đã không bám lấy thần tính của Ngài nhưng trong một siêu tự hủy ‘supra-Kenosis’ vĩnh cửu đã làm cho chính mình trở nên “nghèo khó tận căn”  - cho đi tất cả - bị bỏ rơi hoàn toàn những gì Ngài là, và thế là có thể sinh ra một sự đồng bản tính Thiên Chúa, Chúa Con. Trong sự “chia cách” (separation) khuôn mẫu đầu tiên này của Thiên Chúa từ Thiên Chúa thì đã có đó từ đời đời một “không gian” (space) cho tất cả các “ngẫu sinh” của sự tự do con người. Khuôn mẫu này làm nền cho tất cả mọi mẫu thức tình yêu, cảm xúc, và ngay cả sự đau khổ, ‘chia cách’ xảy ra bởi tình yêu[3].

 

THƯ MỤC

 

Allen Dinsmore, Charles. Atonement in Literature and Life. Boston and New York: Houghton, Mifflin & Company, 1906.

Anna Trần Thị Nguyệt. Thập Giá Đức Kitô. Biên Hòa: Đồng Nai, 2020.

Aquinas, Thomas. Of God and His Creatures. Trans. Joseph Rickaby. London: Grand Rapids, 2000.

Balthasar, Hans Urs Von. The Mystery of Easter. Trans. Aidan Nichols. USA: Ignatius Press, 2005.

Bauckham, Richard. “‘Only the Suffering God Can Help’. Divine Passibility in Modern Theology”, Themelios, vol. 9, issue 3 (April 1984).

Hanson, A.T. The Paradox of the Cross in the Thought of St. Paul. Sheffield, 1987.

Heschel, Abraham. The Prophets, vol. 1. New York: Harper Row, 1962, 1st paperback edition, 1969.

Kasper, Walter. The God of Jesus Christ. Trans. Matthew J. O’Connell. New York: Crossroad, 1988.

Kitamori, Kazoh. Theology of the Pain of God. Richmond, VI, John Knox Press, 1965.

Moltmann, Jürgen. The Crucified God: The Cross of Christ as the Foundation and Criticism of Christian Theology. Trans. RA Wilson and John Bowden. SCM Press, 1974.

Morgan, G. Campbell. The Bible and the Cross. New York: Fleming H Revell, c.1909. Reissued London and Edinburgh: Oliphants, 1941.



[1] X. Phan Tấn Thành, Mầu Nhiệm Thiên Chúa, (Học Viện Đa Minh, 2012), tr. 120-121.

[2] Moltmann, Crucified God, trans. RA Wilson and John Bowden. (SCM Press, 1974), tr. 222.

[3]X. Hans Urs von Balthasar, Theo-Drama, Vol. 3Dramatis PersonaePersons in Christ. (Ignatius Press, 1993), 338-345.





                                          Piô Phan Văn Tình STL-K4


DẪN NHẬP

Bí tích Thánh Thể không chỉ là Mầu nhiệm để tin, để cử hành, nhưng đặc biệt là một Mầu nhiệm được hiện thực trong cuộc sống thường ngày của các tín hữu. Thật vậy, đức tin, một đức tin sống động và cá nhân, không chỉ trong biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô, nhưng còn trong ý nghĩa hiện sinh của Thánh lễ cho tôi, ở đây và lúc này. Chiều kích hiện sinh này rất cần thiết, một loại cửa ngỏ mở đi vào tương quan vừa huyền nhiệm vừa hiện thực, thành cơ hội gặp gỡ cá nhân với Đức Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh, “biểu lộ cách linh động trong Thánh lễ, hướng về con người trong hoàn cảnh cụ thể của nó và con người đón nhận ý muốn ban ơn cứu độ của Người trong và nhờ Thánh lễ.”[1] Chính ở đó, người Kitô hữu được “cấm lấy mà ăn”, được sống trong mối hiệp thông và tương quan, được chạm tới chân trời tự do, được đi vào đời thường với cảm thức của Thánh Thể và ngược lại.

1. “Hãy cầm lấy mà ăn” (Mt 26,26; Lc 22,19; Tv 33)

Bí tích Thánh Thể là Nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là Trọng tâm và Tột Đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội[2]. Tùy bình diện mà chúng ta có thể nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác. Nhưng có điều hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là: Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Không có Thánh Thể, thì không có Giáo Hội. Giáo Hội là Thân Mình gồm nhiều người ăn cùng một bánh, là Thân Mình Đức Kitô (x. 1 Cr 10,17).

Vì lý do này, ta không thể bàn về Bí tích Thánh Thể mà không sống. Thần học về Bí tích Thánh Thể không là một mớ lý thuyết, khô khan, khó hiểu, thậm chí kỳ dị nữa. Cho nên, thánh Augustino đưa ra giải pháp: “Nếu bạn không biết, thì hãy nếm thử”[3], nghĩa là tiên vàn phải ăn thì mới có thể “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

Chúng ta nói về Bí tích Thánh Thể với tất cả lòng tin tưởng vì đó là “Mầu Nhiệm đức tin” như lời tựa Thông điệp của Đức Phaolô VI về Thánh Thể[4]. Mà đức tin là điều chúng ta lãnh nhận từ Hội Thánh, nên diễn từ thần học của chúng ta phải rất khiêm nhường, chăm chú, nài van, cởi mở và đón nhận. Thánh Justinô xác tín rằng: “Above all, beseech God to open to you the gates of light, for no one can perceive or understand these truths unless he has been enlightened by God and His Christ. – Tiên vàn hãy cầu nguyện, để các cửa dẫn tới ánh sáng mở ra cho các ngươi, vì không ai có thể thấy và hiểu, nếu Thiên Chúa và Đức Kitô của Người không cho hiểu”[5].

Một thần học gia đúng nghĩa là người biết quỳ gối cầu nguyện, nhất là trong ý nghĩa hiện sinh của việc sống Thánh Thể, thần học gia phải là người biết “cầm lấy mà ăn”, “cầm lấy mà uống”[6]. “Ăn và thưởng thức” (x. Mt 26,26; Lc 22,19; Tv 33), chúng ta sẽ thấy Thánh Thể là sự sống, là Tình Yêu, vì Thánh Thể chính là Chúa Kitô tự hiến mình cho chúng ta trong Bí tích. Bề ngoài, giác quan chúng ta thấy bánh và rượu, nhưng khi lãnh nhận thì chúng ta lãnh nhận chính Chúa Kitô, với tất cả thân xác, linh hồn và thần tính, chúng ta đón nhận Chúa Kitô, Đấng đã yêu mến chúng ta và đã chịu chết vì chúng ta.

Chúng ta lãnh nhận với tất cả lòng yêu mến và biết ơn, vì Thiên Chúa đã ban Chúa Kitô cho chúng ta, vì Chúa Kitô đã tự hiến thân mình cho chúng ta. Mầu nhiệm đức tin ở đây có đối tượng là tình yêu: Tình Yêu của Thiên Chúa, Tình Yêu của Chúa Kitô. Mầu nhiệm đức tin trở thành Mầu nhiệm của lòng mến. Tiếp xúc với Chúa Kitô Thánh Thể, chúng ta biết Chúa bằng đức tin và yêu Chúa bằng lòng mến.

2. Hiệp thông và tương quan

Sự hiệp thông cụ thể trong tương quan với Chúa và với tha nhân làm sống động đức tin vào Bí tích Thánh Thể và làm cho sự kín múc từ Bí tích này không bao giờ khô cạn. Qua Bí tích Thánh Thể, Đức Kitô đã trao ban chính mình Người cho con người, chính Người trao ban cho con người niềm vui để sống yêu thương như Người, và truyền cho con người hãy chia sẻ tình yêu chiến thắng của Người với anh chị em khắp nơi trên thế giới (x. Ga 15,12). Tình yêu hướng tới tha nhân chỉ có thể hiện thực trong và qua Bí tích Thánh Thể. Bởi đó, ba yếu tố tin, cử hành và sống là ba hiện thực của một sự hiệp thông Chúa Kitô. Sự hiệp thông Thiên Chúa được thể hiện qua đức tin vào việc tỏ mình của Thiên Chúa trong nhục thể nhân loại, tin vào lịch sử của Người Con đã nhập thể làm người cho tới đổ máu trên Thập giá, Đấng đã hiện thực tình yêu và dạy chúng ta yêu thương nhau như anh chị em của nhau. Cả hai, đức tin và tình yêu được thể hiện cách dấu chỉ trong bữa tiệc hiệp thông Thánh Thể. Vì thế, ba chiều kích tương quan với nhau: sự nhận thức về Ngôi lời hóa thành nhục thể, tình yêu nhập thể trong một con người cụ thể và việc cử hành Bí tích Thánh Thể.

Do đó, Bí tích Thánh Thể cần được xác tín vững chắc, phải được cử hành sốt sắng, và phải được sống cách mạnh mẽ trong Giáo Hội[7]. Vì Thánh Thể đích thực là một bữa tiệc, tiệc hiệp thông, hiệp thông giữa người rước lễ với chính Đức Kitô và qua Đức Kitô, với Thiên Chúa Ba Ngôi và với anh chị em mình. Trong bữa tiệc hiệp thông đó, Chúa Kitô tự hiến làm của ăn. Đây không phải là của ăn tượng trưng nhưng “Thịt tôi là của ăn thật, và máu tôi là của uống thật” (Ga 6,55). Người là nguyên lý hiệp thông (x. 1Cr 10,14-22) tài bồi “bề dày nghĩa tình” và thiết lập tương quan bền chặt, chiều dọc với Ba Ngôi, chiều ngang với anh chị em[8].

Trong ý nghĩa đó, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành ưu tư đặc biệt cho những người có trách nhiệm liên quan tới việc cử hành Bí tích Hiệp Thông này:

“Các Linh mục, phó tế và tất cả những người đang thực hiện một tác vụ Thánh Thể, khi thực thi việc phục vụ này với sự quan tâm và có chuẩn bị, phải luôn tìm thấy trong đó sức mạnh và cảm hứng cần thiết cho hành trình nên thánh của bản thân và của cộng đoàn. Tôi khuyên nhủ các Kitô hữu giáo dân, và cách riêng các gia đình, hãy tìm kiếm không ngừng nơi Bí tích tình yêu của Đức Kitô năng lượng cần thiết để làm cho đời sống của họ thành một dấu chỉ đích thực sự hiện diện của Chúa Phục Sinh. Tôi yêu cầu tất cả các tu sĩ hãy biểu lộ bằng đời sống mang tính Thánh Thể của mình ánh huy hoàng và vẻ đẹp được thuộc trọn về Chúa.”[9]

3. Khao Khát Tự Do

Khao khát này kéo dài xuyên suốt toàn bộ chân trời của cuộc sống. Con người mong muốn tự quyết định về mọi việc liên quan đến gia đình, cá nhân và cuộc sống xã hội của họ. Mỗi đề nghị đưa ra cho họ phải được trình bày như một lời mời gọi mà họ có thể đồng ý hoặc khước từ chứ không thể là những áp đặt với những quy định cứng ngắc vô hồn. Con người ngày nay nhạy cảm hơn nhiều đối với những đề nghị đúng đắn tế nhị và khéo léo. Họ hướng tới một cách đáp trả thật đáng ngạc nhiên, một sự thỏa thuận kiên trì, khi họ có khả năng chọn lựa.

Như là một cách tưởng niệm và hiện diện, cử hành Thánh Thể cách thích nghi thật phù hợp để đáp lại mong đợi này. Trong Bí tích này, Chúa tự trở thành lương thực cho con người đang khao khát chân lý và tự do. Vì chỉ có chân lý mới thực sự làm cho chúng ta được tự do (x. Ga 8,36), nên Đức Kitô đã tự biến thành lương thực chân lý cho chúng ta[10]. Đức Kitô đích thực là Đấng mở ra trong tâm hồn mỗi người một không gian mà trong đó, người tham dự có thể phát triển mà không hạn chế, bởi vì đây là đường lối của tình yêu. Việc cử hành Thánh Thể có thể là giây phút qua đó lôi kéo được tính sáng tạo của người tham dự.

Nếu muốn sống Thánh Thể cách đích thực, người tín hữu sẽ còn phải đương đầu với nhiều thách đố khác trong xã hội hiện nay, vốn tìm kiếm hiệu quả bằng mọi giá, vun trồng sự thành công về vật chất. Vì vậy, Thánh Lễ đóng một vai trò chủ yếu trong cuộc đời người Kitô hữu giúp thỏa mãn niềm khao khát lớn lao của họ đối với Thiên Chúa, khao khát được triển nở trong tự do đích thực. Bởi vì chỉ có Người, Đấng hoàn toàn tự do hiến mình trong Thánh Thể, mới có thể giải thoát tâm hồn con người và làm cho họ được tự do hiến mình như Người[11].

Ý thức về nguyên lý sống mới mà Thánh Thể mang đến cho người Kitô hữu, họ sống ý nghĩa ngày Chúa Nhật như là nguồn tự do đích thực. Thật vậy, đời sống đức tin sẽ gặp nguy hiểm khi người tín hữu không còn cảm thấy khao khát tham dự vào việc cử hành Thánh Thể, là lúc tưởng niệm chiến thắng phục sinh, chiến thắng có ý nghĩa giải thoát và làm cho tự do. Tham dự vào cộng đoàn phụng vụ Chúa Nhật, cùng với mọi anh chị em làm nên một thân thể duy nhất trong Đức Giêsu Kitô, là đòi buộc của lương tâm Kitô hữu đồng thời cũng đào luyện lương tâm Kitô hữu. Mất ý thức về ngày Chúa Nhật như là Ngày của Chúa cần phải thánh hóa là triệu chứng mất đi ý thức chân chính của tự do Kitô hữu, sự tự do của những người con cái Thiên Chúa. Bởi vì, việc họ sống những ngày khác trong tuần như thế nào còn tùy thuộc vào điều họ đã cử hành vào “Ngày của Chúa” ra sao. Chúa Nhật là Ngày của Chúa, khi quy chiếu vào công trình sáng tạo; Chúa Nhật là Ngày của Đức Kitô với tư cách là ngày của sáng tạo mới và của hồng ân Thánh Thần mà Chúa Phục Sinh trao ban; Chúa Nhật là Ngày của Hội Thánh hiểu như là ngày cộng đoàn Kitô hữu họp nhau để cử hành; Chúa Nhật là Ngày của con người hiểu như là ngày vui mừng, nghỉ ngơi và bác ái huynh đệ[12].

Nhờ được nuôi sống bằng thân thể Đức Kitô, người tín hữu đi vào khung trời tự do của Thiên Chúa, khả dĩ giúp họ “đạt tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4, 13), và có khả năng mang tin vui đến cho những người khác. Khi thân xác người tín hữu được Kitô hóa bằng cách đón rước Thánh Thể, thì họ có nhu cầu trao tặng cho người khác trong sự phục vụ giữa đời thường.

4. Thánh Thể và đời thường

Trước đây, người tín hữu vẫn thường diễn tả việc tham dự Thánh lễ bằng kiểu nói “đi xem lễ”; cách nói này rất thụ động, tín hữu chỉ là những người ngoài cuộc, đứng xem diễn “thánh lễ”. Trước Công đồng Vaticanô II[13], Thánh lễ buộc phải dâng bằng tiếng Latinh, linh mục đứng quay lên, do vậy người tín hữu chẳng hiểu gì, chỉ thấy vị chủ tế “xì xào”.

Sau khi Công đồng Vaticanô II[14], cải cách phụng vụ, Thánh lễ được dâng bằng tiếng bản xứ, linh mục quay xuống cộng đoàn, người tín hữu được học hỏi và tham dự Thánh lễ một cách tích cực hơn. Giờ đây, chúng ta không còn phải là những người “xem lễ” nữa, mà là dâng lễ, tham dự Thánh lễ; vì Thánh lễ không phải là việc làm của riêng linh mục, nhưng là việc cử hành của cả Giáo Hội với Chúa Kitô là đầu, mà chúng ta là thành phần của Giáo Hội, là chính Giáo Hội. Chính nhờ Thánh lễ mà Giáo Hội được quy tụ, và cũng chính nhờ Giáo Hội quy tụ mà có Thánh lễ.

Do đó, Thánh lễ vốn dĩ không tách biệt khỏi cuộc sống, có thể nói, tất cả mọi vấn đề của cuộc sống, “những vui mừng và hy vọng, âu sầu và lo lắng” của con người, đều là chất liệu, đều là của lễ để tiến dâng Thiên Chúa[15]. Người tín hữu thể hiện vai trò tư tế của mình bằng chính việc kết hợp và tiến dâng hy tế cuộc sống của mình, giữa trăm ngàn gian nan thử thách. Kết hợp lễ dâng này với hy tế của Đức Giêsu, Thánh lễ sẽ đem lại cho bản thân và mọi người ơn cứu độ đích thực. Vì Thánh lễ là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Kitô hữu, nên người Kitô hữu không chỉ dừng lại để chiêm ngắm, để tìm hiểu, để tin, nhưng còn phải sống Thánh Thể nữa.

Thế nhưng vẫn còn đó sự phân ly giữa đời sống đạo và cuộc sống giữa đời, giữa cử hành phụng vụ và những kinh nghiệm hằng ngày, phải chăng cũng một phần vì tính chất hiện sinh của cử hành phụng vụ, đặc biệt là Thánh Lễ, đã không được ý thức, đào sâu, hay ít nhất, không làm nổi bật đủ, vì thế nó thường mang tính chất “một cuộc lễ”, có khi rất đặc biệt, rất trang trọng…nhưng cũng rất lẻ loi, lạ lẫm với đời thường. Người ta khó có thể nhận ra những “nét người”, nét thân quen nơi Bí tích Thánh Thể: viếng thăm, gặp gỡ, chia sẻ, tâm sự, ấm cúng bên nhau.

Đàng khác, những nét sinh hoạt đầy chất người, xây dựng tình người cũng dần mất đi trong nền văn minh hiện đại: thời đại 4.0, thời đại du lịch, vui chơi, hưởng thụ, vô thần thực tiễn...Viếng thăm nhau, chỉ vì tình người, thật nhưng-không, không “nằm trong chương trình” nào cả, không nhằm “được cái gì” cả…dần dần thưa vắng. Cả những bữa cơm cũng thế, vội vàng hơn, hợp lý hơn…nhưng ít khi đủ mặt, có lẽ cũng do vậy mà đời sống gia đình ngày nay rất dễ tan rã.

Chính vì thế, cử hành Thánh Thể như một cuộc viếng thăm, một bữa ăn ấm cúng cũng là điều cần thiết cho việc canh tân lại đời sống con người. Kinh nghiệm thần linh gìn giữ, đào sâu, hoàn tất kinh nghiệm nhân linh. Cứ giả thiết rằng mai kia người ta không còn đến thăm nhau, chỉ cần điện thoại hay e-mail là đủ, và cũng chẳng còn giờ giấc nào để nói đến một bữa ăn chung, thì hẳn thật Bàn Tiệc Thánh Thể sẽ là cơ may vô cùng quý giá cho nhân loại[16].

KẾT LUẬN

Thánh Thể, chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu chết trên thập giá, phục sinh, là “Alpha và Ômega” (Kh 22,13), đã được mạc khải Kinh Thánh xác thực, mang ý nghĩa tạ ơn và ca ngợi Cha Trên Trời, Đấng giàu lòng thương xót. Thánh Thể trở thành Bí tích trong cuộc tưởng niệm hy tế của Chúa Kitô “hôm qua cũng như hôm nay…” (Dt 13,8) trong thân thể Người là Hội Thánh. Nhờ quyền năng của Lời Người và Thánh Thần, Người hiện diện trọn vẹn, đích thực trong phụng vụ và giữa đời thường “mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20), để con người “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10) với Người và với nhau trong tự do của con cái Cha Trên Trời.

Vậy có một mầu nhiệm Thánh Thể được cử hành trong phụng vụ và cũng mầu nhiệm ấy được thực hiện trong đời sống. Thánh Thể của phụng vụ phải nuôi dưỡng Thánh Thể của đời sống, và Thánh Thể của đời sống phải làm cho Thánh Thể của phụng vụ được xác thực. Chiều kích hiện sinh này rất cần thiết, một loại cửa ngỏ mở đi vào tương quan vừa huyền nhiệm vừa hiện thực, thành cơ hội gặp gỡ cá nhân với Đức Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh, “biểu lộ cách linh động trong Thánh lễ, hướng về con người trong hoàn cảnh cụ thể của nó và con người đón nhận ý muốn ban ơn cứu độ của Người trong và nhờ Thánh lễ.”[17]

 


BIBLIOGRAPHY

 

Kinh Thánh Cựu & Tân Ước. Do nhóm phiên dịch CGKPV. Hà Nội: Tôn Giáo, 2011.

Documents of Magisterium

Vatican II. Sacrosanctum Concilium. Ban hành ngày 4-12-1963.

------------. Gaudium et Spes. Ban hành ngày 7-12-1965.

  ----------. Presbyterorum Ordinis. Ban hành ngày 7-12-1965.

Đức Phaolô VI. Mysterium Fidei. Ban hành ngày 3-9-1965.

Đức Gioan Phaolô II. Dominicae Cenae. Ban hành ngày 24-2-1980.

-------------------------. Vita consecrata. Ban hành ngày 25-3-1996.

-------------------------. Ecclesia De Eucharistia. Ban hành ngày 17-4-2003.

-------------------------. Mane Nobiscum Domine. Ban hành ngày 7-10-2004.

Đức Bênêđictô XVI. Deus Caritas Est. Ban hành ngày 25-12-2005.

------------------------. Sacramentum Caritatis. Ban hành ngày 22-2-2007. 

Giáo lý Hội Thánh Công giáo. Bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Hà Nội: Tôn Giáo, 2012.

Bộ Giáo Luật 1983. Bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Hà Nội: Tôn Giáo, 2006.

Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Redemptionis Sacramentum. Ban hành ngày 25-3-2004.

Missale Romanum. Vatican: Vaticano, 1975. Bản Việt ngữ “Sách Lễ Rôma”. Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Other Documents

Aquinas, Thomas. Summa Theologiae.

Balasuriya, Tissa, omi. The Eucharist and Human Liberation. Orbis Book, 2004.

Bùi Văn Đọc. Linh Mục Là Ai. Hà Nội: Tôn Giáo, 2009.

----------------. Thần Học về Bí Tích Thánh Thể. Hà Nội: Tôn Giáo, 2009.

----------------. Thiên Chúa Ba Ngôi, Bí tích Thánh Thể. Hà Nội: Tôn Giáo, 1999.

Đỗ Xuân Quế. Thần Học Bí Tích. Văn Hóa Đức Tin, 2005

Galot, Jean. Euchariste Vivante. Không rõ nơi XB: NXB, 1988.

Justin. The First Apology. Translated by Thomas B. Falls. Washington: Catholic University of America, 2008.

-------. The Second Apology. Translated by Thomas B. Falls. Washington: Catholic University of America, 2008.

-------. Dialogue with Trypho. Translated by Thomas B. Falls. Washington: Catholic University of America, 2008.

Koch, Bearbeitet von Gunter. Bí Tích Học Qua Các Tác Giả. Dẫn nhập và tuyển chọn trong bộ Texe Zur Dogmatik, Verlag Styria, Graz, Uien, Koln, 1991.

Nguyễn Thế Thủ. Tìm Hiểu Các Bí Tích Công Giáo, tập 2. Tp. HCM: ĐCV Giuse, 2002.

Nguyễn Văn Trinh. Phụng Vụ Thánh Thể. Hà Nội: Tôn Giáo, 2008. 

Nguyễn Văn Tuyên. Đây Là Mầu Nhiệm Đức Tin. Hà Nội: Tôn Giáo, 2001.

Phạm Quốc Văn. Từ Cạnh Sườn Bị Đâm Thâu. Tp. HCM: Học Viện Đa Minh, 2010.

Phan Tấn Thành. Về nguồn, tập III-IV. Chân Lý, 2000.

--------------------. Đời Sống Tâm Linh, tập IX. Tp. HCM: Học Viện Đa Minh, 2011.

Rabner, K & Haeussling. The Celebration of The Eucharist. London: Burns and Oates, 1968.

Thành, Eli. Năm Nguồn Mạch Đời Sống Kitô Hữu. Hà Nội: Tôn Giáo, 2018.

Vũ Chí Hỷ. Thánh Thể, Hy Lễ Chúc Tụng Tạ Ơn, Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Ơn Cứu Độ. Tp. HCM: Học Viện Đa Minh, 2012.

Zizioulas, John. Being As Communion. New York: St. Vladimir’s Seminary, 1997.

Dictionaries and Anthologies of Theology

Handbook of Catholic Theology. Wolfgang Beinert and Francis Schussler Fiorenza (ed.). New York: Crossroad, 1995.

Karl Rahner. “Die Vielen Messen and Das Eine Opfer”. Tạp Chí Thần Học Công Giáo, 1949.

The Anchor Bible Dictionary. Vol 4. 1st edition by David Noel Freedman. New York: Doubleday, 1992.

The New Dictionary of Theology. Joseph A. Komonchak (ed). Wilmington: Michael Glazier, 1987.



[1] Karl Rahner, “Die Vielen Messen and Das Eine Opfer”, Zeitschrift für katholische Theologie 71 (1949) (“The Many Masses and The One Sacrifice”, The Journal of Catholic Theology) 267 và 288.

[2] X. Công đồng Vatican II, Lumen Gentium, số 10-11.

[3] X. CCL 38, 290; Tv 33.

[4] X. Phaolô VI, Mysterium Fidei, (3-9-1965).

[5] Justin, Dialogue with Trypho, chapter 7.

[6] X. Phaolô Bùi Văn Đọc, Thần Học Về Bí tích Thánh Thể, (Hà Nội: Tôn Giáo, 2009), tr. 6.

[7] X. Benedict XVI, Sacramentum Caritatis, số 94.

[8] X. Gioan Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia, số 34-46.

[9] Bênêđictô XVI, Sacramentum Caritatis, số 94.

[10] X. Ibid., số 2.

[11] X. Tissa Balasuriya, omi, The Eucharist and Human Liberation, (Orbis Book, 2004), tr. 16-22.

[12] X. Bênêđictô XVI, Sacramentum Caritatis, số 73.

[13] X. Andre Đỗ Xuân Quế, Thần Học Bí Tích, tr. 418.

[14] Ibid., tr. 421-429.

[15] X. Công đồng Vatican II, Gaudium et Spes, số 1-10.

[16] X. Phaolô Bùi Văn Đọc, Thần Học về Bí tích Thánh Thể, tr. 110-111.

[17] Karl Rahner, “Die Vielen Messen and Das Eine Opfer”, Zeitschrift für katholische Theologie 71 (1949) (“The Many Masses and The One Sacrifice”, The Journal of Catholic Theology) 267 và 288.


   Maria Cao Thị Oanh STB-K3

I. Dẫn nhập

Hãy tho kính cha mẹ: các ngài đã cho ta s sống! Nếu bn đang còn xa cách cha mẹ thì y c gắng quay về, tr về vi h; có l h đang già đi mt ri  

Lời nhắn nhủ rất tha thiết và đầy yêu thương này nằm trong Lời Thứ Tư của tập sách Mưi Li do Đc Phanxicô viết, để lại trong lòng người viết rất nhiều suy tư. Thật vậy, sau bổn phận đối với Thiên Chúa thì thái độ thảo hiếu đối với cha mẹ được coi là yếu tố căn bản của nhân vị (Ep 6,1). Thiết nghĩ, chúng ta có mặt trên thế gian này không phải tự nhiên mà có nhưng do tình yêu quan phòng của Thiên Chúa (Gr 31,3) dành cho ta ngang qua các bậc sinh thành. Thụ ơn ắt phải báo đền (Tv 117), cha mẹ không chỉ là người đại diện cho Thiên Chúa nhưng còn là người sinh thành, dưỡng dục, chăm sóc và che chở cho chúng ta. Từ lời nhắn nhủ thiết tha trên, người viết cũng xin được trải lòng với một số cảm nhận về việc “thảo kính cha mẹ.”

II. Nội dung

Thật vậy, sau ba Lời đầu hướng về Thiên Chúa, Lời Thứ Tư nằm trong phần thứ hai của bảng Thập Giới nêu lên trật tự đức mến nghĩa là “Thiên Chúa muốn rằng, sau Ngài, chúng ta phải tôn kính cha mẹ là những vị chúng ta chịu ơn về sự sống”, và nhìn nhận tầm quan trọng của các ngài, nhờ đó được hưởng cuộc sống hạnh phúc, trường thọ (Ep 6,1-3) như Lời Chúa đã hứa: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu trên đất nước mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi” (Xh 20,12). Các sách Cựu Ước đều coi trọng lời dạy này (Xh 20,12; Đnl 5,16). Thậm chí một người con có thể bị xử tử bằng cách ném đá nếu không vâng lời hay nguyền rủa cha mẹ (Xh 21,17; Lv 20,9). Thảo kính cha mẹ là “lời”, là “điều răn”của Thiên Chúa (Mt 15,3.6).

Vi Lời Thứ Tư này, Đc Phanxicô mun nhn mạnh đến tầm quan trng ca việc n kính cha mẹ (Ep 6,3). Thảo kính cha mẹ là kính trọng, yêu mến, biết ơn các ngài được biểu hiện qua việc biết ơn công đức dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ (Hc 7,27-28); vâng phục các ngài trong mọi sự (Cn 6,2-22); lắng nghe và hỏi ý kiến các ngài trong những lúc cần thiết (Cn 13,1); chăm sóc khi cha mẹ yếu đau, bệnh tật, cô đơn[1]. Thảo kính cha mẹ cũng là làm cho cha mẹ được vinh danh. Nhờ con cháu mà “danh thơm mãi lưu truyền hậu thế” (Hc 44,14). Đức Giêsu, trong thân phận con người, đã thể hiện lòng hiếu thảo cách toàn vẹn. Trước tiên, Ngài hiếu thảo với Cha trên trời, hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa Cha trong mọi sự (Ga 4,34). Sau nữa, Ngài cũng là một người con hiếu thảo của thánh Giuse và Mẹ Maria (Lc 2,51). Và Ngài cũng nhắc nhở chúng ta: “Người hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử” (Mc 7,10).

Theo sách Giáo lý Công Giáo, tôn nh cha mẹ là mt yếu t nền tng ca ng hiếu thảo, phát xut t lòng biết ơn đi với cha m[2]. Tri ân cha mẹ là chúng ta tri ân Thiên Chúa, Nguồn Cội của mọi nguồn cội. Bên cnh đó, theo thuật ng Do thái, n kính hay rộng hơn là thảo kính có mt giá tr linh thánh vn được dành riêng cho Thiên Chúa. Khi áp dụng ch này cho cha mẹ, Thánh Kinh mun đưa cha mẹ vào lãnh vc thánh thiêng, trong mi tương quan với Thiên Chúa[3]. Hiểu như thế, vic tôn kính cha mẹ có nghĩa là nhìn nhn tm quan trọng ca các ngài bng nhng hành động thc tin[4]. Phận làm con phải thảo hiếu kính nhường, trân trọng công đức của các bậc sinh thành bởi các ngài chính là bậc thầy truyền lại cho người trẻ kinh nghiệm sống, các giá trị và tính liên tục giữa các thế hệ.[5] Chính các ngài đã để lại cho chúng ta gia tài đức tin, đức tính, sự phúc hậu trong gia đình.

Hoa trái của lòng hiếu thảo đối với cha mẹ sẽ làm cho ta trở nên công chính; cuộc đời ta có ý nghĩa và giá trị hơn trước mặt Thiên Chúa và con người. Sách Huấn ca dạy rằng: “Của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi” (Hc 3,14-15). Chính Đức Giêsu đã hứa ban hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất cho những ai sống thảo kính mẹ cha (Ep 6,3). Thật vậy, cha mẹ là nguồn thứ hai đem lại cho ta sự sống, sự phát triển và giáo dục[6], vì thế việc sống hiếu thảo và tôn kính cha mẹ là hành vi cần phải làm vì sự tôn kính này bắt nguồn từ sự kính sợ Thiên Chúa, một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần.[7] Thiết nghĩ, khi ta sống trọn tình thảo hiếu với các bậc sinh thành cũng đồng thời ta đáp lại lời mời gọi của Tin mừng trong thái độ yêu mến, tôn phục Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa không muốn chúng ta chỉ dừng lại ở việc yêu cha yêu mẹ nhưng Ngài muốn chúng ta yêu mến Thiên Chúa nhiều hơn (x. Mt 10,37-42). Xét tận căn, Thiên Chúa là Thiên Chúa, con người là con người. Chỉ trong và nhờ Thiên Chúa, chúng ta mới được tái sinh, được tạo thành, được trở nên con Thiên Chúa và hưởng sự sống vĩnh cửu trong Đức Giêsu, nhờ Chúa Thánh Thần (x. Ga 1,11-13).

III. Một chút suy tư

Nhìn vào xã hội ngày nay, khi người ta đề cao chủ nghĩa duy vật thì các giá trị đạo đức xuống cấp. Chúng ta không khỏi đau lòng khi chứng kiến nghịch cảnh có nhiều các bậc cha mẹ bị hắt hủi, đối xử tệ bạc, bị bỏ rơi, cô đơn, không được chăm sóc phụng dưỡng khi tuổi già, sức yếu. Cuộc sống ngày nay, đáng lẽ phận làm con phải hiếu thảo, giúp đỡ, nuôi dưỡng cha mẹ mình thì đã có rất nhiều người con đưa ra đủ mọi lí do để chối từ cha mẹ, xem cha mẹ như là gánh nặng, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc…thật là chua xót biết bao khi cha mẹ thương con không tính toán còn con thương cha mẹ kể tháng kể ngày.

Bên cạnh đó chúng ta cũng không khỏi bùi ngùi, xót xa trước những số phận bị cha mẹ bỏ đi khi còn là bào thai, bị bỏ rơi khi vừa mới chào đời. Chúng ta cũng phải nghẹn lòng trước những mảnh đời sinh ra bị cha mẹ lạm dụng buôn bán, chà đạp nhân phẩm, đánh đập, chửi bới…Thiết nghĩ, bổn phận của cha mẹ là đồng hành, trong gia đình cha mẹ sống thế nào để con cái được hít thở bầu khí thánh thiện, đạo đức. Chính trong gia đình mà con cái học được tinh thần cầu nguyện, yêu thương, hy sinh, phục vụ, con cái biết mở rộng ra để sống các mối tương quan tốt đẹp hơn. Chính vì thế, bậc làm cha mẹ phải sống làm sao để trở thành “lò đúc các đức tính tốt” cho con cái.

IV. Kết luận

Tóm lại, Lời nhắn nhủ của Đc Phanxicô đã chia sẻ: “Hãy thảo kính cha mẹ: các ngài đã cho ta sự sống! Nếu bạn đang còn xa cách cha mẹ thì hãy cố gắng quay về, trở về với họ” như một tiếng chuông vang lên đánh thức phận làm con “hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo (Ep 6,1-3). Du rng, không phi mi cha mẹ đều tốt lành, cũng như mi tr thơ đu sống trong thanh bình, nhưng việc đt đưc mt cuộc sng viên mãn, hnh phúc tùy thuc vào s nhìn nhận tch đáng ca nhng ai đã mang ta đến thế giới này.[8] Thật vậy, nhớ về công ơn và thảo kính cha mẹ, luôn là lời mời gọi chúng ta hướng về nguồn cội của sự sống, của tình yêu, của mọi ân phúc trong đời ta là chính Chúa để chúng ta tỏ lòng yêu mến, biết ơn trước hết với Chúa là nguồn cội mọi ân phúc và với mẹ cha là những người sinh thành dưỡng dục ta nên người.

THƯ MỤC THAM KHẢO

 

1.    GKPV. Tnh Kinh (Hà Nội: Tôn Giáo, 2011).

2.    GLHTCG. (Hà Nội: Tôn Giáo, 1992).

3.    Ðức Thánh Cha Phanxicô. Tông huấn Amoris Laetitia, 2016.

4.    ĐTC Phanxico, Mưi Li: giáo lý v Mưi Điều răn, (Tp.HCM: Tôn Giáo, 2022).

5.    ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Luân Lý Kitô Giáo qua Mười Điều Răn – tập 2, (Hà Nội: Tôn Giáo, 2012).

6.    Đạo Đức Học Kitô Giáo, Thần Học Luân Lý Chuyên Biệt 2, Tủ sách chuyên đề.



[1] GLHTCG, số 2218.

[2] GLHTCG, số 2215.

[3] ĐGM Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Luân Lý Kitô Giáo qua Mười Điều Răn – tập 2, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội,

2012, tr. 36.

[4] Đức Thánh Cha Phanxicô, Mười Lời: giáo Lý về Mười Điều Răn, Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang chuyển ngữ

Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, năm 2022, tr. 72.

[5] Ðức Thánh Cha Phanxicô, Tông huấn Amoris Laetitia, 2016, số 191-193.

[6] Đạo Đức Học Kitô Giáo, Thần Học Luân Lý Chuyên Biệt 2, Tủ sách chuyên đề, tr. 139.

[7] GLHTCG, s2217.

[8] Đức Thánh Cha Phanxicô, Mười Lời: giáo Lý về Mười Điều Răn, tr. 74.

 

Thư viện Học viện Công giáo Việt Nam